Ăn uống Blog - Blog dành cho tín đồ yêu thích ăn uống

Blog dành cho tín đồ yêu thích ăn uống với những tin tức ẩm thực với những bài viết liên tục cập nhật

Các chức năng cơ bản của một phần mềm quản lý bán hàng

Trong thời buổi mà công nghệ thông tin thống lĩnh mọi lĩnh vực, tại các cửa hàng quán ăn quán coffee vai trò của phần mềm quản lý bán hàng trong quản lý kinh doanh đang ngày càng trở lên cần thiết.

Là một công cụ, trợ thủ đắc lực có thể giúp cho các chủ nhà hàng rất nhiều trong việc quản lý quy trình bán hàng, quản lý nhân viên.

Ngoài công việc giúp ích rất hiệu quả cho ngành nhà hàng thì phần mềm quản lý bán hàng còn giúp cho các cửa hàng, quán ăn tiết kiệm được rất nhiều chi phí quản lý cũng như công sức quản lý.

Hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng đang ở trên thị trường, tuy nhiên để đảm bảo được kết quả tốt khi sử dụng phần mềm thì các bạn nên xem xét thêm các yếu tố sau:

Một phần mềm quản lý bán hàng bất kỳ đủ điều kiện để đáp ứng cho nhu cầu chung nhất của khách hàng thì cần có những chức năng cơ bản nhất như: quản lý hệ thống bán hàng, quản lý giá cả sản phẩm, quản lý khách hàng mới và cũ, quản lý nhân viên bán hàng, tự động đưa ra các báo cáo kết quả kinh doanh và có khả năng xuất file, in ra danh sách.

– Một phần mềm quản lý bán hàng cần phải quản lý được toàn bộ tất cả các thông tin về những thực khách đã mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của quán với các thông tin cơ bản như: tên thực khách, địa chỉ email, số điện thoại.

Bên cạnh đó còn cho phép chủ nhà hàng cập nhật được thông tin thực khách hằng ngày tại bất cứ đâu để có thể giúp việc tìm kiếm, quản lý trở lên dễ dàng hơn.

– Có thể quản lý được phân quyền nhân viên thu ngân, phục vụ, bếp, pha chế, thêm bớt được tài khoản, quyền hạn sử dụng, phân quyền quản lý dữ liệu cho từng nhân viên hay từng nhóm sử dụng tùy vào mục đích quản lý.

– Có chức năng quản lý hàng hóa, nguyên vật liệu sản phẩm một cách chi tiết nhất. Có khả năng quản lý nguyên liệu, định lượng nhập – xuất – tồn chi tiết và chính xác theo thời gian và từng loại nguyên liệu hoặc hàng hóa.

– Có các báo cáo thu chi doanh số, doanh thu của cửa hàng, hoạch toán chính xác các khoản tiền mặt, chuyển khoản, công nợ, chi phí phát sinh theo từng sản phẩm, từng nhân viên. Và có thể xuất ra excel hóa đơn, báo cáo ghi chép chi tiết từng sản phẩm, giá cả, thời gian, chứng từ, báo cáo lưu chuyển.

– Quản lý doanh thu chi tiết của công ty, doanh nghiệp theo từng ngày, theo tuần, theo tháng theo thời lượng chi tiết. Báo cáo doanh số theo từng nhân viên, từng ngày và theo từng sản phẩm.

Tại Việt Nam có các nhà cung cấp phần mềm quản lý uy tín cho từng ngành hàng như:

- FoodyPOS website: https://www.foodypos.vn/ – Phần mềm quản lý bán hàng dành cho nhà hàng, quán ăn

- Suno .vn– Phần mềm kinh doanh dành cho các doanh nghiệp, công ty

- KiotViet .vn– Phần mềm quản lý dành cho các nhà hàng tạp hóa bán lẻ

Xuôi vềAn Giang khám phá những hồ nước tuyệt đẹp ở vùng Bảy Núi

Du lịch miền Tây xui về vùng Thất Sơn nằm ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Địa hình cao tạo ra những hồ nước thiên nhiên tuyệt đẹp dưới vùng đồng bằng, sơn thủy hữu tình.

Hành trình du lịch An Giang khám phá những hồ nước tuyệt đẹp ở vùng Bảy Núi

1. Hồ Tà Pạ, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn: Hồ Tà Pạ là một hồ nước được hình thành từ việc khai thác đá, vô tình đã tạo nên một hồ đá chứa nước trên núi Tà Pạ, tạo nên cảnh quan thật đẹp, như bức tranh thủy mặc, làm cho biết bao người phải trầm trồ.
Giống như các hồ nước trong vùng Thất Sơn, đường vào hồ Tà Pạ còn rất hoang sơ và tĩnh lặng. Cảnh sắc xung quanh hồ khá đẹp, với núi non hùng vĩ bao quanh


2. Hồ Thủy Liêm trên núi Thiên Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên: 
Hồ Thủy Liêm tọa lạc ngay trước tượng Phật Di Lặc, hai bên là chùa Phật Lớn và chùa vạn Linh trên đỉnh Cấm Sơn hùng vĩ. Do hồ Thủy Liên tọa lạc trên một vị trí khá cao trên đỉnh núi, mây lúc nào cũng có thể che kín mặt hồ. Lúc trước hồ Thủy Liêm rất cạn, vào mùa mưa thì có nước, còn vào mùa khô thì khô đáy.
Nhìn chung, hồ Thủy Liêm là hồ chứa nước được xây dựng trước nhất so với một số hồ trong vùng. Hồ Thủy Liêm được xây dựng năm 2005 và hoàn thành năm 2008. Hồ cũng được nhiều người biết đến, vì đó cũng điểm là dừng chân của các tuyến xe lữ hành lên đỉnh núi, và mới đây là điểm đến của hệ thống cáp treo lên Thiên Cấm Sơn.


3. Hồ Thanh Long trên núi Thiên Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên:
 Hồ Thanh Long được xây dựng và hoàn thành trong năm 2015. Tọa lạc trên núi Thiên Cấm hùng vĩ, hồ Thanh Long được tích nước từ con suối Thanh Long trên triền núi Ông Cấm.
Hồ tích nước nhằm phục vụ sinh hoạt cho người dân sinh sống trên núi, và dự trữ nước trong mùa khô hạn. Hồ nằm dưới tuyến đường cáp treo, tạo thêm cảnh quan cho các hành khách khi đến tham quan .


4. Ô Tức Sa, dưới núi Thiên Cấm, xã An Cư, huyện Tịnh Biên:
 Hồ Ô Tức Sa có mặt nước yên lặng như tờ, không khí thông thoáng, mát mẻ. Nhưng do hồ tọa lạc gần sát dưới chân Thiên Cấm Sơn, phần nào vào mùa này cũng bị che khuất gió, khác với các hồ khác như Ô Tà Sóc và Soài So.
Hồ Ô Tức là hồ thủy lợi, phục vụ cho nông nghiệp của người dân vùng núi vào mùa khô. Đường vào tại đây vắng vẻ và thưa thớt dân cư, lại tọa lạc cách xa trung tâm, nên hồ dù khung cảnh cũng khá đẹp, các bạn đến cũng ít hơn so với các hồ gần trung tâm.


nhung-ho-nuoc-tuyet-dep-o-vung-bay-nui-an-giang-ivivu-14


5. Hồ Soài So, núi Phụng Hoàng Sơn, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn: Hồ Soài So là một địa điểm du lịch mới được khai thác trong những năm gần đây, luôn thu hút được rất nhiều bạn . Hồ tọa lạc ở sườn phía đông núi Cô Tô, có vẻ đẹp hoang sơ, nước hồ quanh năm xanh biếc và phẳng lặng. Hồ cũng khá rộng, với dòng suối Vàng từ trên núi chảy xuống, tạo ra phong cảnh rất hữu tình nên thơ.
Hồ tọa lạc dưới chân núi Phụng Hoàng, khách du lịch phải đi qua đây trước khi vào núi. Nhìn chung, hồ Soài So – suối Vàng đã có từ lâu, nay mới xây lại các thành đê cho vững chắc và tạo cảnh quan. Hồ có vị trí và địa thế rất phù hợp cho phát triển tham quan của địa phương. Cùng với hồ Tà Pạ đã có và hồ Soài Chek vừa mới xây dựng xong, Soài So cũng góp phần quan trọng tạo thêm cảnh quan xinh đẹp cho vùng Bảy Núi.


6. Hồ Ô Tà Sóc dưới núi Ngọa Long, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn:
 Hồ Ô Tà Sóc vừa được xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm 2016. Hồ cũng có chức năng phục vụ nông nghiệp cho những cư dân canh tác trong vùng.
Lòng hồ tọa lạc giữa khe núi, mặt nước rất đẹp, vì gió lúc nào cũng thổi đến, tạo thành gợn sóng. Lòng hồ cũng mới đưa vào dự trữ nước trong mùa mưa vừa qua, mực nước cũng chưa cao. Một số người dân dưới chân núi hay dẫn trẻ em ra đây bơi lội. Nước trong hồ rất mát, sạch, do nước từ các khe đá trên núi xuống.


7. Hồ Ô Thum dưới núi Phụng Hoàng , xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn:
 Hồ Ô Thum là hồ ngăn nước dưới chân núi Cô Tô để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hồ tọa lạc về hướng tây của núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) và hướng đông của đồi Tức Dụp. Hồ Ô Thum có khung cảnh khá đẹp, nhưng do nằm sâu dưới triền núi, khá vắng vẻ, nên ít người đến. Điều đó vô tình tạo không gian lý tưởng cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng của núi rừng. Trong lòng hồ có một gò đất khá cao so với mặt hồ, nhìn giống như một ốc đảo nho nhỏ. Một số người dân đã làm một cây cầu gỗ nối liền hai bờ để qua lại. Cầu gỗ đơn sơ nhưng vô tình lại làm tăng lên vẻ đẹp của núi đồi khi đến đây .


8. Hồ Soài Chek tọa lạc dưới thung lũng núi Tà Pạ và núi Phụng Hoàng, xã Lê Trì, huyện Tri Tôn: 
Hồ Soài Chek là hồ nước vừa được xây dựng, đưa vào sử dụng phục vụ nông nghiệp trong năm qua. Hồ có cảnh quang khá đẹp, lại nằm cách trung tâm thị trấn không xa. Đây cũng là một điểm thuận lợi cho sự phát triển tham quan sinh thái vùng núi của địa phương.


Xem thêm bài viết: 

Du lịch Quy Nhơn thời điểm nào đẹp nhất?

Tham quan Hội An thưởng thức món mắm thính độc đáo

Không biết có tự bao giờ nhưng mắm thính đã trở thành món ăn gần gũi với người dân Hội An và khách du lịch. Nhiều du khách trước khi rời phố cổ còn tranh thủ mua ít mắm thính về làm quà cho người thân.


Mắm thính: đặc sản nhất định phải thử khi đến tour du lịch Hội An


Du lịch Hội An, hành khách thường không thể bỏ qua khu chợ Hội An, địa điểm lưu giữ nhiều tinh hoa văn hóa một thời thương cảng xưa. Đó là những mặt hàng truyền thống như chiếu Trà Nhiêu, sản phẩm gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng… và cả những món ăn truyền thống bình dân xứ Quảng.

Đặc biệt chợ Hội An là địa điểm họp mặt các loại mắm đặc sản chế biến từ những con cá, con tôm được đánh bắt từ biển Cửa Đại, Cù Lào Chàm…, trong đó có nhiều loại mắm thính.

Cư dân Hội An rất hiểu con cá xứ biển quê mình để chọn làm thính, phổ biến là cá de, cá chuồn, cá nục bởi các loại cá này thịt săn chắc, tươi, ngon và rất rẻ.

Để có một ghè cá thính ngon quả thật là rất cầu kỳ. Cá đem về bỏ ruột, đuôi và dùng nước muối nấu sôi để nguội rửa cá cho sạch, vớt ra để ráo. Khâu quan trọng là ủ cá với muối. Cứ bỏ một lớp cá vào hũ thì rắc một lớp muối mỏng, cẩn thận hơn người ta còn dùng nẹp tre để chần cá. Đem hũ cá đã đậy kín phơi vài nắng, khi cá dậy mùi thì chắt cạn nước. Khâu tiếp theo là trộn cá với thính. Thính là thứ bột được giã nhỏ từ bắp rang hoặc gạo rang.

thuong-con-mam-thinh-hoi-an-ivivu-2


Vớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ, sau đó dùng lá dông phơi khô đậy kín cùng mo cau, thắng nước đường đen hòa chung với nước mắm đổ lên.

Tiếp tục ủ thêm vài ngày. Tiếp xúc với thính sau một thời gian ủ và phơi nắng sẽ làm cá có mùi thơm đậm đà, thịt cá lúc này trở màu nâu vàng rất đẹp, đó cũng là lúc mắm chín tới.
Cá cơm, cá de từ khi mới làm đến lúc sử dụng được thường hai tháng, riêng cá chuồn, cá nục, cá trích phải đợi đến ba tháng.

Từ mắm thính, có thể chế biến thành các món ngon làm “mê mệt” nhiều người. Chỉ cần gắp vài con thính, đem ra chưng với cơm hay kho cùng thịt ba chỉ, một ít ớt quả, tiêu, nén.

Ngoài ra muốn lạ miệng có thể trộn mắm thính cùng với các loại dưa gan, dưa chuột.

Đặc biệt không thể quên rang cá thính với lá nén. Chỉ cần khử dầu phộng, cho cá thính vào, đợi cá thấm dầu lật đều hai mặt và thêm lá nén. Hạ nhỏ lửa đến khi mùi thơm lan tỏa, bay từ nhà này sang nhà khác đến nức cả mũi thì nhanh tay nhắc xuống.

Hiện nay nghề làm mắm thính của cư dân vùng cửa biển Hội An được Trung tâm bảo tồn di sản Hội An đưa vào danh sách nghề truyền thống và chọn làm điểm tham quan của tour sinh thái làng quê.

Thế nên, dù rất giản dị nhưng mắm thính vẫn nghiễm nhiên trở thành món đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước.


Xem thêm:

kinh nghiệm du lịch Phú Yên

Cẩm nang du lịch Mũi Né tự túc giá rẻ


ギャラリー
  • Cách nào để vừa đi du lịch vẫn trông chừng được hàng quán từ xa?
  • Ẩm thực gia đình Việt truyền thống lịch sử trong xã hội cũ
  • Ẩm thực gia đình Việt truyền thống lịch sử trong xã hội cũ
  • Ẩm thực gia đình Việt truyền thống lịch sử trong xã hội cũ
  • Yếu tố nào làm cho khách muốn ngồi quán cafe của bạn?
  • Cách giảm bớt các khoản phí vận hành của nhà hàng
  • Ứng dụng bán hàng FoodyPOS, công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý nhà hàng
  • Ứng dụng bán hàng FoodyPOS, công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý nhà hàng
  • Du lịch Nhật Bản khám phá 9 món ăn độc đáo nơi đây